A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

MỘT TIẾT HỌC ĐỊA LÝ LỚP 5 BẰNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ CỦA TRƯỜNG TH XUÂN MỸ- NGHI XUÂN.

MỘT TIẾT HỌC ĐỊA LÝ LỚP 5 BẰNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ CỦA TRƯỜNG TH XUÂN MỸ- NGHI XUÂN.

MỘT TIẾT HỌC ĐỊA LÝ LỚP 5 BẰNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ CỦA TRƯỜNG TH XUÂN MỸ- NGHI XUÂN.

MỘT TIẾT HỌC ĐỊA LÝ LỚP 5 BẰNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ CỦA

TRƯỜNG  TH XUÂN MỸ- NGHI XUÂN.

Thế giới hôm nay đang chứng kiến khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì việc ứng dụng nó vào các lĩnh vực khác nhau cũng là một điều tất yếu. Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới: “Xã hội học tập”.

Ở tiểu học, lớp 4 và lớp 5 các em được học môn Địa lí. Việc tiếp cận kiến thức đối với môn học này không hề đơn giản, bởi nó là môn học mới mẻ đối với học sinh và các kiến thức đều hết sức lạ lẫm với các em. Vì thế, giáo viên lớp 4 và lớp 5 cần hết sức chú ý đến các kiến thức cơ bản và kĩ năng của môn học này.

Nói đến Địa lý là nói đến bản đồ, lược đồ. Khi dạy địa lí, giáo viên thường cung cấp kiến thức theo mục tiêu bài dạy, chỉ cho HS quan sát bản đồ theo yêu cầu bài, theo sách giáo khoa chứ việc mở rộng kiến thức, cung cấp thêm thông tin, hình ảnh minh họa còn hạn chế. Bởi vậy hiệu quả của việc dạy và học chưa cao.

Thực sự, việc cho HS đọc tên bản đồ, lược đồ là việc rất quan trọng, nó chẳng những giúp các em xác định ngay trọng tâm nội dung của bản đồ, lược đồ, mà quan trọng hơn là còn giúp các em tự tìm đúng bản đồ, lược đồ để tra cứu trong thực tế khi cần thiết hay khi lên trung học cơ sở. Sau đó, giáo viên phải cho học sinh đọc chú giải để biết về các kí hiệu đỉnh núi, dãy núi, biên giới quốc gia… Cần phải chú trọng việc nắm các kí hiệu này, vì qua mỗi bài học, các kí hiệu tăng dần nhất là ở lớp 5 như kí hiệu về thành phố, sông ngòi, mỏ sắt, mỏ vàng... Đặc biệt là chú giải về màu sắc; cùng màu nhưng độ đậm nhạt cũng có ý nghĩa khác nhau như cho biết độ cao của vùng đất, độ sâu của biển… ở từng nơi, từng chỗ.

Với những đặc trưng trên của môn học, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin tỏ ra khá hiệu quả và khả thi. Thực tế giảng dạy cho thấy học sinh Tiểu học tiếp nhận kiến thức môn Địa lý, cách chỉ bản đồ, lược đồ… dễ dàng hơn qua các video đia lý, hình ảnh trực quan hay các bản đồ biểu đồ rõ nét và sát thực với bài học, bởi vậy chúng tôi thường chọn những hình ảnh, video, những lược đồ có sẵn trên mạng internet truyền vào bài giảng trên phần mềm PowerPoint. Nhờ đó người giáo viên có thể thực hiện một giáo án điện tử với các kênh chữ, kênh hình, âm thanh, giúp hoc sinh nắm bắt và hiểu nội dung bài một cách sâu sắc và hiệu quả hơn. Đối với học sinh việc xác đinh vị trí địa lí của một vùng, một khu vực, hoặc một lãnh thổ trở nên đơn giản hơn. Như vậy bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin mang lại hiệu quả đặc biệt trong khả năng tiếp thu bài học và mở rộng kiến thức cho các em.

Sau đây là một số hình ảnh của một tiết học Địa Lý bằng công nghệ thông tin lớp 5B đã thể hiện thành công.

 

img20170317075618_500

img20170317075757_500

img20170317080509_500

img20170317080620_500img20170317080318_500

img20170317080709_500

img20170317080756_500

img20170317080720_500

 

                                                             Người thực hiện: Phan Thị Tú Anh


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết